6 cách hết bị Flop trên TikTok – Trong quá trình tạo nội dung trên TikTok, có thời điểm kênh của bạn có lượng tương tác cao, thu hút sự chú ý của nhiều người. Tuy nhiên, đôi khi kênh của bạn lại gặp sự giảm tương tác đột ngột mà bạn không biết nguyên nhân. Đặc biệt, nếu bạn là KOL/KOC hoặc doanh nghiệp kinh doanh trên TikTok, việc kênh bị giảm tương tác sẽ ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận người dùng và tỷ lệ chuyển đổi của bạn. Hãy cùng DC Media tìm hiểu về nguyên nhân và 6 phương pháp khắc phục hiệu quả, nhanh chóng.
FLOP là gì?
FLOP là một thuật ngữ phổ biến trong cộng đồng TikTok và mạng xã hội khác, đặc biệt là trong lĩnh vực marketing truyền thông xã hội. “Flop” được sử dụng để mô tả tình trạng nội dung hoặc bài đăng không đạt được sự thành công mong đợi, không thu hút được sự chú ý hoặc tương tác từ cộng đồng người dùng. Đối với TikTok, flop có thể ám chỉ đến video không thu hút được lượt xem, like, comment hoặc share đủ lớn, không tạo ra sự lan truyền hoặc ảnh hưởng đáng kể trên nền tảng.
Kênh TikTok bị Flop là sao?
Trong quá trình tạo nội dung trên TikTok, có những thời điểm kênh của bạn có lượng tương tác cao, thu hút sự chú ý của đông đảo người dùng. Tuy nhiên, đôi khi bạn có thể nhận ra rằng kênh của bạn đang gặp sự giảm tương tác đột ngột mà không hiểu rõ nguyên nhân. Đặc biệt, đối với các KOL hay KOC hoặc các doanh nghiệp kinh doanh trên TikTok, việc kênh TikTok bị hạn chế tương tác có thể ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận người dùng và tỷ lệ chuyển đổi. Vì vậy, đừng bỏ lỡ cơ hội tìm hiểu lý do và 6 cách khắc phục hiệu quả, nhanh chóng bằng cách lưu lại bài viết này ngay.
3 dấu hiệu phát hiện kênh TikTok bị FLOP
Có những cách nhận biết dễ dàng để nhận ra kênh TikTok của bạn đang gặp vấn đề về tương tác, bao gồm:
- Giảm Lượt Xem: So sánh với các video trước đó, bạn sẽ thấy số lượng lượt xem của các video gần đây giảm đáng kể. Điều này cho thấy video của bạn không được đề xuất rộng rãi trên trang “Dành cho bạn”.
- Giảm Lượt Thích và Bình Luận: Bạn sẽ nhận thấy sự giảm sút liên tục trong lượt thích và bình luận của video, đặc biệt là những phản hồi tích cực từ người dùng.
- Số Lượng Người Theo Dõi Mới Ít Hoặc Không: Nội dung video của bạn không còn thu hút sự quan tâm và tương tác từ người dùng TikTok, dẫn đến việc ít người mới theo dõi kênh của bạn.
Điều quan trọng là, tuy lượng tương tác trên TikTok có thể biến động mạnh mẽ, nhưng bạn cần kiên nhẫn và tiếp tục phân tích, cải thiện nội dung để phù hợp với đối tượng người theo dõi mục tiêu và các tiêu chuẩn của TikTok.
Lý do và cách khắc phục kênh TikTok bị FLOP
Khi kênh TikTok của bạn gặp vấn đề về tương tác, hay còn gọi là bị flop, có thể ảnh hưởng đến các mục tiêu và kết quả mà bạn đặt ra trong quá trình phát triển kênh.
- Nếu mục tiêu của bạn là chia sẻ kiến thức hoặc xây dựng thương hiệu cá nhân, kênh bị hạn chế tương tác có thể làm bạn mất nhiều thời gian hơn để tiếp cận đến đối tượng người xem mục tiêu.
- Nếu bạn muốn kiếm tiền từ TikTok qua quảng cáo hoặc hợp đồng tài trợ, kênh bị flop có thể làm giảm giá trị hợp đồng và cản trở bạn thu hút được nhiều cơ hội hợp tác chất lượng.
Có nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến tình trạng bị hạn chế tương tác. Vì vậy, quan trọng là bạn phải hiểu rõ các lý do khiến kênh TikTok của mình gặp vấn đề và thực hiện các biện pháp điều chỉnh phù hợp.
Nguyên nhân 1: Vi phạm chính sách nội dung
Một trong những nguyên nhân phổ biến khiến video của bạn bị hạn chế tương tác là vi phạm chính sách nội dung của TikTok. TikTok có các quy định rõ ràng về nội dung được phép và không được phép xuất hiện trên nền tảng. Vi phạm các quy định này có thể dẫn đến đánh giá kém chất lượng của kênh, gây khó khăn trong việc phục hồi tương tác và thậm chí làm cho tài khoản bị khóa.
Các vi phạm mà bạn dễ mắc phải bao gồm nhưng không giới hạn trong:
- Sử dụng từ ngữ có xu hướng tiêu cực, gây khó chịu hoặc không tôn trọng người xem.
- Ngôn ngữ có ý xúc phạm người xem, phân biệt chủng tộc, giới tính, giàu nghèo hoặc bất kỳ hình thức phân biệt đối xử nào khác.
- Nội dung video chứa hình ảnh hoặc hành vi bạo lực, đe dọa, hoặc kích động.
- Nội dung ảnh hưởng đến trẻ em và trẻ vị thành niên, bao gồm hình ảnh hoặc thông điệp không thích hợp cho độ tuổi của họ.
- Sử dụng từ ngữ hoặc hành động mang tính bảo đảm tuyệt đối, đặc biệt là trong các vấn đề nhạy cảm như y tế, tâm lý học, hoặc tư vấn pháp luật.
- Chứa thông tin liên lạc cá nhân hoặc logo thương hiệu mà không có sự cho phép của các bên liên quan.
Cách xử lý cấn đề
- Khi vi phạm chính sách của TikTok, kênh của bạn có thể gặp phải nhiều hậu quả, từ bị giảm tương tác đến bị cấm hoạt động hoặc thậm chí là xóa tài khoản vĩnh viễn.
- Đối với các nội dung vi phạm quy định của TikTok, video của bạn sẽ nhận được cảnh báo và có thể tự động bị xóa. Nếu vi phạm tái diễn nhiều lần, tài khoản của bạn có thể bị hạn chế hoạt động, làm bạn không thể đăng tải nội dung mới hoặc tương tác trong một khoảng thời gian nhất định.
- Việc này không chỉ tiêu tốn thời gian, tiền bạc và công sức, mà còn có thể ảnh hưởng đến quá trình phát triển kênh và kinh doanh của bạn, gây chậm trễ trong việc đạt được mục tiêu.
- Nếu nội dung video của bạn vẫn vô tình vi phạm một hoặc một số chính sách của TikTok, bạn có thể thực hiện một số biện pháp để xử lý tình hình. Bạn có thể ẩn video đó và tìm hiểu lỗi vi phạm để rút kinh nghiệm. Để tránh việc các video tiếp theo bị hạn chế tương tác, bạn nên tạm dừng đăng tải trong 1 đến 2 ngày để kiểm tra lại nội dung và sản xuất video chất lượng hơn.
- Sau đó, bạn nên đều đặn đăng tải ít nhất một video mỗi ngày trong 1 đến 2 tuần tiếp theo. Điều này giúp tăng cơ hội cho video và kênh của bạn được nhiều người biết đến hơn và tiếp cận một lượng lớn người dùng mới.
- Tìm hiểu qua tất cả những chính sách và quy định của TikTok để tránh gặp phải những lỗi ảnh hưởng đến chất lượng kênh của bạn.
Nguyên nhân 2: Sử dụng hình ảnh và âm thanh bản qquyền
Không chỉ riêng bạn, đa số các nhà sáng tạo nội dung trên TikTok thường không chú ý đến vấn đề bản quyền hình ảnh và âm nhạc trong video của họ. Đặc biệt, đối với các tài khoản doanh nghiệp trên TikTok, việc quản lý các tài nguyên như hình ảnh và âm thanh càng trở nên quan trọng hơn. Khi TikTok phát hiện ra sự sử dụng nội dung có bản quyền mà không có sự cho phép của chủ sở hữu, có thể dẫn đến việc tắt tiếng hoặc hạn chế tương tác của video để tránh vi phạm quyền sở hữu trí tuệ.
Cách xử lý vấn đề
- Đối với tài khoản cá nhân: Người dùng tài khoản cá nhân trên TikTok có thể truy cập và sử dụng âm thanh từ cả Thư viện Âm nhạc Chung và Thư viện Âm nhạc Thương Mại TikTok.
- Tuy nhiên, trong trường hợp bạn sử dụng tài khoản cá nhân cho các chiến dịch quảng cáo, bạn nên tránh sử dụng âm thanh có bản quyền để tránh bị vô hiệu hóa quảng cáo.
- Đối với tài khoản doanh nghiệp: Một hạn chế của tài khoản TikTok doanh nghiệp là không thể truy cập vào Thư viện Âm nhạc Chung, mà chỉ có thể sử dụng Thư viện Âm nhạc Thương Mại TikTok.
- Nguyên nhân cho điều này là Thư viện Âm nhạc Chung bao gồm cả các bài hát chưa được cấp quyền thương mại, phù hợp cho mục đích giải trí cá nhân.
- Khi quyết định giữa tài khoản cá nhân và tài khoản doanh nghiệp, bạn cần xem xét đối tượng và mục đích sử dụng mà bạn đang nhắm đến.
Nguyên nhân 3: Video chứa nhiều nội dung quảng cáo
Hiện nay, việc chạy quảng cáo trên TikTok đang trở nên phổ biến hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, một vấn đề mà các nhà bán hàng thường gặp phải là video quảng cáo thiếu tương tác, do chúng thường chỉ tập trung vào việc quảng bá sản phẩm hoặc dịch vụ mà không chú trọng đến chất lượng nội dung. Với các video thiếu sáng tạo, TikTok có thể hạn chế việc phân phối đến người dùng, làm cho video của bạn khó có cơ hội được phát triển và lên xu hướng.
Cách xử lý vấn đề
Để vượt qua vấn đề này, bạn cần tập trung vào việc tạo ra các nội dung sáng tạo, mới mẻ, theo kịp xu hướng và có tính cá nhân hóa để video có thể chạm đúng insight của khách hàng mục tiêu. Điều này giúp video của bạn dễ dàng thu hút sự chú ý và lên xu hướng trên TikTok.
Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng hình thức quảng cáo Spark Ads trên TikTok để biến những video viral của các KOC/KOL thành video quảng cáo của mình. Loại hình quảng cáo này giúp thương hiệu tiếp cận một cách tự nhiên qua những video được tạo ra bởi các tác nhân ảnh hưởng, không gây cảm giác như đang xem một quảng cáo trả phí. Do đó, Spark Ads được đánh giá là một trong những hình thức quảng cáo có khả năng tạo ra chuyển đổi và lượt click cao nhất trên TikTok.
Nguyên nhân 4: Nội dung điều hướng người dùng sang nền tảng khác
Trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt giữa các mạng xã hội để thu hút người dùng mới và tăng thời gian sử dụng ứng dụng, hành vi điều hướng người dùng sang các nền tảng khác sẽ bị hạn chế hiển thị và tương tác trên TikTok. Cụ thể, những hành động sau đây có thể gây ra sự hạn chế này:
- Cung cấp thông tin liên lạc bên ngoài TikTok: bao gồm số điện thoại, link shop, và các liên kết khác.
- Chèn mã QR.
- Sử dụng logo của các ứng dụng khác.
Cách xử lý vấn đề
Để giải quyết vấn đề này, trước khi đăng tải video, hãy kiểm tra kỹ nội dung của bạn để đảm bảo rằng video không chứa hình ảnh logo của các ứng dụng khác, mã QR hoặc thông tin liên hệ bên ngoài TikTok.
Đối với các tài khoản doanh nghiệp hoặc cá nhân có hơn 1000 người theo dõi, bạn có thể sử dụng tính năng gắn liên kết trên bio để điều hướng người dùng đến website hoặc trang landing page của mình. Tuy nhiên, hãy sử dụng phương pháp này một cách khéo léo và không nên nhấn mạnh quá mức trong video để tránh bị giảm tương tác từ TikTok.
Nguyên nhân 5: Sử dụng nội dung reup từ người khác
TikTok là một nền tảng khuyến khích người dùng tạo ra nội dung sáng tạo và có giá trị. Vì vậy, TikTok thực hiện việc kiểm duyệt nội dung video một cách nghiêm ngặt để đảm bảo tính đa dạng và công bằng, cũng như mang lại trải nghiệm tốt nhất cho người dùng.
Đối với các video sao chép hoặc reup từ tài khoản của người khác, TikTok sẽ hạn chế việc đề xuất video này tới người dùng thông qua trang Dành cho Bạn.
Cách xử lý vấn đề
Thay vì sao chép, hãy học hỏi và sáng tạo. Để tạo ra nội dung sáng tạo, bạn cần:
- Hiểu rõ nội dung chính của kênh TikTok của bạn.
- Nghiên cứu các chủ đề nội dung có thể khai thác thông qua sách báo, các kênh TikTok của người trong ngành, và tương tác với khách hàng để hiểu nhu cầu của họ.
- Sáng tạo video mang lại giá trị cho khách hàng và thể hiện dấu ấn cá nhân của bạn, bao gồm cách trình bày thông tin, cách giao tiếp, và việc thêm hiệu ứng âm thanh.
Nguyên nhân thứ 6: Thay đổi nội dung một cách đột ngột
Việc thay đổi liên tục nội dung trên kênh của bạn có thể dẫn đến sự suy giảm trong tương tác.
Nếu trước đó, kênh TikTok của bạn đã thường xuyên đăng video về nấu ăn và nhận được sự tương tác cao, bạn cần tiếp tục phát triển nội dung đa dạng và liên quan đến chủ đề này. Điều này giúp thuật toán của TikTok hiểu và phân loại nội dung của bạn, từ đó phân phối video đến tập người dùng quan tâm đến lĩnh vực nấu ăn. Do đó, các kênh TikTok đăng nội dung đa dạng trong nhiều lĩnh vực khác nhau có thể dần mất đi sự tương tác.
Cách xử lý vấn đề
Để giải quyết vấn đề này, bạn cần thực hiện các bước sau:
Xác định ngách và chuyên môn của bạn:
- Để tạo ra nội dung hấp dẫn và phù hợp với đối tượng mục tiêu, hãy xác định rõ ngách hoặc lĩnh vực mà bạn yêu thích hoặc có chuyên môn.
Lập kế hoạch nội dung:
- Trong quá trình xây dựng kênh, hãy lên kế hoạch cho nội dung của bạn theo từng tháng để đảm bảo việc đăng video được thực hiện một cách đều đặn và có hướng đi rõ ràng.
Nghiên cứu ý tưởng:
- Tìm kiếm ý tưởng mới bằng cách nghiên cứu các kênh có cùng chủ đề để học hỏi.
- Đọc sách hoặc tham gia các buổi workshop để nâng cao kiến thức và sáng tạo cho nội dung của bạn.
Bằng cách này, bạn có thể tăng cường sự hấp dẫn và liên tục cung cấp nội dung chất lượng cho người xem của mình.
Câu hỏi thường gặp
Kênh TikTok bị giảm tương tác trong bao lâu?
Không có một thời gian cụ thể để xác định khi nào video hoặc kênh TikTok của bạn sẽ bị giảm tương tác. Thời gian mà một kênh TikTok bị ảnh hưởng thường phụ thuộc vào nhiều yếu tố như vi phạm, chất lượng nội dung, số lần vi phạm, và mức độ vi phạm. Tuy nhiên, thường thì thời gian này có thể kéo dài từ vài ngày đến vài tuần.
Bằng cách theo dõi số lượt xem, lượt thích, bình luận, và số lượng người theo dõi mới, bạn có thể đánh giá xem liệu kênh TikTok của bạn đã hết bị giảm tương tác hay chưa.
Có nên xóa video bị giảm tương tác không?
Thường thì, một video trên TikTok vẫn có thể trở nên phổ biến trong khoảng thời gian 90 ngày. Vì vậy, nếu video của bạn không vi phạm các chính sách của TikTok, bạn không nên xóa nó.
Khi bạn xóa một video trên TikTok, đồng nghĩa với việc loại bỏ mọi dữ liệu mà thuật toán TikTok đã phân tích về nội dung kênh của bạn. Điều này có thể làm cho việc phân loại tài khoản của bạn và phân phối nội dung trở nên không chính xác đối với nhóm đối tượng người dùng mục tiêu. Nếu bạn phải xóa video vì một lý do nào đó, hãy lên kế hoạch đăng tải video mới với tần suất đều đặn, khoảng từ 3 đến 5 video mỗi tuần.
Làm thế nào để biết video đã bị báo cáo?
Khi một video vi phạm chính sách cộng đồng của TikTok, hệ thống sẽ gửi thông báo đến kênh của bạn. Để kiểm tra thông báo này, bạn có thể thực hiện ba bước đơn giản sau đây:
- Bước 1: Mở ứng dụng TikTok và chọn hộp thư.
- Bước 2: Trong mục “Tất cả hoạt động”, nhấp vào “Từ TikTok”. Ở đây, bạn sẽ thấy tất cả các thông báo mà TikTok gửi đến kênh của bạn.
- Bước 3: Kiểm tra lại nội dung của video để xác định liệu video đó đã thực sự vi phạm chính sách của TikTok như thông báo đã ghi hay không.
Kết luận
Để thành công trong việc xây dựng kênh TikTok, đòi hỏi sự kiên trì và đầu tư lớn về thời gian, tiền bạc, và sự sáng tạo, vì đôi khi kết quả không thể đạt được như mong đợi. Hi vọng qua bài viết này, bạn đã nhận được thông tin hữu ích để tránh tình trạng giảm tương tác trên kênh TikTok của mình. Nếu cần phát triển kênh TikTok một cách chuyên nghiệp và có mục tiêu rõ ràng, hãy liên hệ với DC Media để có được sự hỗ trợ tốt nhất!